Cách xử lý tre nứa

Trong thời kỳ đổi mới cây tre được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các làng nghề mây tre đan đã sử dụng tre như một nguyên liệu chính để sản xuất nên những mặt hàng tiêu dùng cũng như những sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên nếu không được xử lý, nguyên liệu tre rất dễ bị hư hỏng và không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn cho người trồng tre. Dưới đây là cách xử lý tre nứa được Xưởng Tre Trúc tổng hợp lại

Bảo quản nguyên liệu tre trúc bằng phương pháp hóa học

Các chất diệt côn trùng và chất chống nấm mốc đều thuộc 2 dạng: Hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ

  • Các hợp chất hữu cơ chính: Các Hydro carbon được halogen hóa chẳng hạn như 1,2-dibromoethane và celfume; phenol và các chất phái sinh như PCP, NaPCP, 2,5-dichlorethyl-3-bromophenol và 2,4-dinitrophenol; các chất organophosphides như fenthion, phoxim, malathion, và methamidophos; các Este của axit carbamic như sec-butanol, MBC, và arprocard; pyrethrins như permethrin; các loại muối quaternary ammonium như zephirol bromide; các chất hitriles như chlorthalonil; hợp chất metallorgani như TnBTO; chất thiocyanates như MBT; axit carboxylic và carboxylates như axit etylic, axetat chì và đồng( kẽm) Naphtenat.
  • Các hợp chất vô cơ chính gồm CuSO4﹒5H2O, Na2Cr2O7 2H2O, CrO3, Na2HAsO﹒2H2O, As2O5﹒2H2O, H3PO3, Na2B4O7﹒10H2O, Na2B8O13﹒4H2O, B2O3, NaF, Na2SiF6, ZnCl2, ZnSO4, HgCl4, and NH3﹒H2O. Các chất diệt côn trùng và nấm mốc này có thể được sử dụng riêng biệt. Tuy nhiên, để có được phạm vi ảnh hưởng rộng các hiệu ứng của thuốc trừ sâu, hoặc cùng lúc diệt côn trùng và khử trùng, chúng thường được ứng dụng thường xuyên dưới dạng hợp chất pha sẵn.

Các biện pháp xử lý: Các loại gỗ tre hoặc sản phẩm tre có hình dáng khác nhau và dược liệu khác nhau thì yêu cầu các biện pháp xử lý khác nhau. Dưới đây là một số lựa chọn:

Phương pháp 1: Nhúng, phun hoặc quét: Chỉ tác dụng bề ngoài, 3 phương pháp trên thông thường sử dụng 0.5% đến 5% xà phòng y tế để nhúng, phun và quét nguyên liệu khô. Hầu hết các phương pháp xử lý đều có thể sử dụng cách vì nó đơn giản, rẻ tiền, không đòi hỏi nhiều thiết bị. Tuy nhiên, vì phương pháp này chỉ rác động bề ngoài, các phần không được xử lý có thể bị phá hoại tiếp nếu sau khi xử lý nguyên liệu lại được chẻ hoặc cắt.

Phương pháp 2: Bồn nóng lạnh: Đun gỗ tre trong bồn hóa chất nóng( gần nhưng chưa sôi) khoảng 10 phút, sau đó lấy ra và nhúng vào bồn nước lạnh( ở nhiệt độ trong phòng) để hóa chất được hấp thụ tốt hơn và thẩm thấu sâu hơn

Phương pháp 3: Chuyển dịch nhựa cây hay biện pháp xử lý Boucherie cải tiến: Đơm 1 ống mềm chặt vào đầu gốc của ống tre mới chặt và nối với buồng nén khí. Nén hóa chất( thường là dung dịch borat) trong buồng đến 2 atmosphe để hóa chất được đẩy qua các đường mạch máu lên đến đỉnh đầu của ống. Sẽ xuất hiện một vài chất phẩm không bẩn khi hóa chất ngấm sang đầu biên kia, Mặc dù hơi rắc rối, nhưng hóa chất có thể ngấm sâu vào trong phần gỗ và các thiết bị yêu cầu cũng không quá phức tạp. Phương pháp này có thể được dành cho loại gỗ tre đặc biệt có giá trị kinh tế cao.Phương thức này được sử dụng phổ biến ở Trung và Nam Mỹ để xử lý toàn bộ cả ống hoặc các mảnh đã được cưa ra, đặc biệt khi lớp bề mặt vẫn bị phô ra.

Phương pháp 4: Phương pháp khuếch tán hóa chất: Phương pháp này phù hợp với các loại nguyên liệu tre có độ ẩm trên 30%. Ngâm tre hoặc quét với lớp hóa chất dầy( 10% đến 30% hoặc cao hơn) để hóa chất có thể bám vào bề mặt tre. Sau đó, xếp tre thành đống và giữ trong vòng 2 đến 3 tuần, bọc kín bằng bạt nhựa/ nilon để hóa chất khuếch tán bên trong qua bốc hơi. Phương pháp này yêu cầu độ ẩm cao, hóa chất có thể hòa tan và bán kính các phân tử hóa chất vừa phải

Phương pháp 5: Xử lý bằng áp lực: Bọc kín tre trong 1 bình áp lực được thiết kế đặc biệt, bơm hóa chất vào và áp lực sẽ đẩy hóa chất ngấm sâu vào trong nguyên liệu. Nếu hóa chất xử lý phù hợp, nó có thể đi sâu vào trong toàn bộ nguyên liệu dưới 1 áp lực nhất định sau một thời gian. Phương thức này cần các thiết bị tương đối phức tạp, số lượng tre ít thì cần phải được xử lý bằng các nhà chuyên môn.

Phương pháp 6: Tiêm hóa chất vào tre tươi: Tiêm chất chống nấm mốc vào gốc của ống đứng tại thời điểm phù hợp trước khi cắt. Theo các thí nghiệm cho thấy, phương pháp này có hiệu quả tốt trong việc chống mốc.

Kỹ thuật xử lý bảo quản tre trúc phương pháp thay thế nhựa

Bảo quản tre bằng hóa chất đã được Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản quan tâm nghiên cứu. Để bảo quản tre còn tươi, phương pháp tẩm thay thế nhựa đã được cải tiến phù hợp với cấu tạo tre. Các giải pháp kỹ thuật đặt ra nhằm lợi dụng độ rỗng của lóng tre chứa dung dịch thuốc bảo quản, thuốc tựthấm vào tre mà không yêu cầu bất kỳ trang thiết bị kèm theo. Điều kiện quan trọng để tẩm tre có hiệu quả là độ ẩm tre cao. Các công trình nghiên cứu trước mới đề cập về khả năng thấm thuốc của tre ngay sau chặt hạ từ 1-2 ngày. Vấn đề cần tiếp tục giải quyết là nghiên cứu ảnh hưởng của độ dài tre tẩm đến khả năng thấm thuốc bảo quản và xác định ngưỡng độ ẩm tre cần thiết để tẩm tre đạt hiệu quả. Kết quả đạt được sẽ góp phần hoàn thiện kỹ thuật xử lý bảo quản tre đơn giản này.

Nguyên liệu:

  • Tre luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro).
  • Tre gai (Bambusa stenostachys Hack).
  • Thuốc bảo quản XM5, nồng độ sử dụng 7%.

Phương pháp tiến hành:

Tre được cắt thành các mẫu có độ dài 1, 3, và 5m. Làm rách ruột lụa ở lóng tre đầu tiên của mỗi mẫu. Dựa tre vào giá đỡ, đổ dung dịch thuốc vào lóng tre vừa được gia công. Theo dõi và bổ sung thuốc, khi quan sát thấy dịch chảy ra ở đầu dưới của mẫu tre có nồng độ giống với nồng độ dung dịch thuốc ban đầu thì kết thúc quá trình tẩm;

Tre được cắt ngắn thành các mẫu có chiều dài 1m. Giữ mẫu trong cùng điều kiện dưới mái che. Cứ 3 ngày tẩm 1 mẻ gồm các mẫu đại diện cho các phần gốc, giữa và ngọn. Xác định độ ẩm tre của các mẻ tẩm. Tiến hành liên tục đến khi tre đạt ẩm độ không còn khả năng ngấm thuốc;
Khả năng thấm của tre khi tẩm bằng phương pháp tẩm thay thế nhựa được đánh giá bằng lượng thuốc thấm vào cây tre và thời gian tẩm.

* Lượng thuốc thấm tính theo công thức:

M = [(m1-m2).C]-m3.

  • Trong đó: M là lượng thuốc khô thấm vào tre (gr).
  • m1 là lượng dung dịch thuốc đổ vào ống tre (ml).
  • m2 là lượng dung dịch thuốc trong ống tre còn lại khi kết thúc tẩm (ml).
  • C là nồng độ dung dịch thuốc (%).
  • m3 là lượng thuốc bột hao phí đã chảy ra cùng nhựa cây [gr].

* Thời gian tẩm: tính từ khi đổ thuốc đến khi dịch chảy ra ở đầu dưới của ống tre có nồng độ thuốc và màu thuốc gần giống với dung dịch thuốc ban đầu.

Ảnh hưởng của độ dài tre tẩm

Kết quả tẩm tre có độ dài khác nhau cho thấy, khi độ dài tre tẩm tăng lên thì lượng thuốc thấm và thời gian tẩm tăng lên. Quá trình quan sát thí nghiệm cho thấy, các mẫu lấy ở phần ngọn và phần giữa của thân tre luôn đạt tốc độ thấm cao hơn so với các mẫu lấy ở phần gốc. Các mẫu sau khi đổ thuốc từ 2-3 giờ đã quan sát thấy có màu thuốc chảy ra ở một số ống mạch sát với ruột lụa tại đầu dưới của ống tre. Tuy nhiên, thời gian tẩm sau đó còn kéo dài bởi vì đó là khoảng thời gian để dung dịch thuốc tiếp tục thay thế triệt để nhựa tre và thuốc bảo quản khuếch tán đều vào trong thành tre. Đối với phương pháp tẩm thay thế nhựa hoặc phương pháp tẩm Boucherie luôn có một lượng thuốc tổn thất do thuốc cùng với nhựa chảy ra khỏi tre.

Lượng thuốc bảo quản tổn thất trong quá trình tẩm theo phương pháp thay thế nhựa chiếm tỉ lệ xấp xỉ 20% so với lượng thuốc thấm vào tre.

Về cơ chế thấm của phương pháp tẩm thay thế nhựa, các công trình nghiên cứu trước ở Việt Nam mới dừng lại ở việc nhận xét rằng, dung dịch thuốc có khả năng thấm ngang thành tre, sau khi ống tre chứa dung dịch thuốc bảo quản đã được làm rách ruột lụa, và dung dịch thuốc có thể thấm theo chiều từ gốc đến ngọn và từ ngọn đến gốc.

Sau khi nghiên cứu cấu tạo giải phẫu của tre cho thấy, quá trình thấm thuốc của phương pháp tẩm Boucherie ở gỗ bởi điểm sau: phần ruột tre bao gồm một số ống mạch có kích thước lớn phân bố trên nền các tế bào mô mềm, khi lớp ruột lụa và lớp tế bào cứng hóa của ruột tre bị làm rách, dung dịch thuốc bảo quản chứa trong ống tiếp xúc trực tiếp với vách các tế bào mô mềm. Do tre tẩm còn tươi, nhựa tre trong các ống mạch đang ở dạng lỏng, nước tự do chiếm đầy trong các khoang rỗng của tế bào nhu mô và giữa các tế bào. Dưới áp lực tĩnh của cột thuốc trong ống tre, dung dịch thuốc dễ dàng đi qua các lỗ thông ngang trên vách các tế bào, vào các ống mạch và tạo thành dòng chảy liên tục trong các ống mạch tre từ trên xuống. Mặt khác, với độ ẩm tre rất lớn nên thuốc bảo quản cũng dễ dàng khuếch tán vào thành tre. Do đó, tre tẩm theo phương pháp này có sự phân bố thuốc bảo quản tương đối đồng đều trên tiết diện ngang của thành tre. Sau thời gian tẩm tre 1 tháng, để tre tương đối khô, tiến hành kiểm tra độ thấm sâu của thuốc tại lóng đầu tiên chứa thuốc và lóng cuối cùng của đoạn tre tẩm. Kết quả nhận được khẳng định, tre tẩm theo phương pháp thay thế nhựa cải tiến của Việt Nam đảm bảo hiệu quả, vì thuốc thấm tương đối đều trong thành tre dọc theo chiều dài đoạn tre tẩm.

Một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến quá trình thấm thuốc là hiện tượng tre bị kiến đục. Hiện tượng này khá phổ biến, đặc biệt là đối với tre gai. Khi sử dụng những ống tre bị kiến đục để chứa dung dịch thuốc, nếu chỉ cạo rách ruột lụa như các ống bình thường thì dung dịch thuốc thấm rất chậm, không đảm bảo hiệu quả bảo quản. Để khắc phục một giải pháp kỹ thuật đã thực hiện để tẩm những đoạn tre bị kiến đục như sau:

Chọn ống tre đầu tiên để chứa thuốc phải không có lỗ thủng do bị kiến đục (các ống thứ hai trở đi bị thủng vẫn chấp nhận được).

Dùng dụng cụ sắc, đục rách một lớp ruột tre trong cùng một ống tre chứa thuốc với chiều dày 1-2mm.

Kết quả theo dõi diễn biến quá trình tẩm ở những ống tre bị kiến đục đã được xử lý như trên cho thấy, tốc độ thấm thuốc ở các ống tre này tương đương với tốc độ thấm của các mẫu tre lành lặn. Giải pháp kỹ thuật trên thực hiện rất dễ dàng và không ảnh hưởng đến độ bền vững khi sử dụng ống tre chứa thuốc.

Xác định ngưỡng độ ẩm tre cần thiết cho quá trình tẩm

Khả năng thấm thuốc của tre tẩm theo phương pháp thay thế nhựa giảm dần theo thời gian sau chặt hạ. Trong khoảng thời gian từ 20 ngày trở lại, độ ẩm tre giảm xuống xấp xỉ 70%, tre thấm thuốc rất tốt. Sau đó, khi độ ẩm tre giảm xuống dưới 70% khả năng thấm thuốc của tre giảm rõ rệt. Lúc này màu sắc lớp biểu bì tre không còn màu xanh tươi mà đã chuyển sang màu tái. Đối với tre đã chặt được một tháng trở lên, độ ẩm giảm xuống dưới 50%, tre thấm thuốc rất khó khăn và sẽ không đảm bảo hiệu quả bảo quản. Để dễ dàng so sánh về khả năng thấm thuốc của tre theo từng giai đoạn sau chặt hạ, trên cơ sở lượng thuốc và thời gian thấm. Kết quả tính toán cho thấy, tốc độ thấm thuốc trung bình của tre để từ 18-30 ngày, sau chặt hạ so với tốc độ thấm thuốc trung bình của tre để từ 2-18 ngày đã giảm 45%. Điều này cho thấy khả năng thấm thuốc của tre khi tẩm theo phương pháp thay thế nhựa phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm tre.

Với kết quả nhận được cho phép kết luận, khi độ ẩm tre W 70% tre tẩm đảm bảo hiệu quả bảo quản. Thời gian giữ tre sau chặt hạ để có thể tẩm theo phương pháp thay thế nhựa không phải chỉ giới hạn trong vài ngày mà có thể kéo dài hơn.

Nếu tre sau chặt hạ được giữ không bị phơi nắng trực tiếp hoặc điều kiện độ ẩm không khí cao, tre sẽ lâu bị khô, khoảng thời gian để có thể tẩm tre sẽ tăng theo. Với quy mô sử dụng tre tại gia đình, người ta có thể xử lý bảo quản tre ngay sau khi chặt hạ. Nhưng với các cơ sở sử dụng tre ở quy mô lớn hơn thì tre trước khi đưa đến đã có thời gian nằm lưu lại trên các kho bãi tương đối lâu. Căn cứ vào kết quả kiểm tra độ ẩm hoặc màu sắc của biểu bì tre và lý lịch khai thác của tre nguyên liệu, có thể đánh giá được mức độ tươi của tre để xử lý bảo quản theo phương pháp thay thế nhựa.

Tre tẩm theo phương pháp thay thế nhựa có lượng thuốc thấm và thời gian tẩm phụ thuộc tuyến tính vào độ dài tre.

Để quá trình thay thế nhựa đạt hiệu quả, tre cần có độ ẩm (W) 70%.

Tre gai có khả năng thấm thuốc tốt hơn tre luồng.

Công nghệ luộc và Cacbon hóa tre, trúc, luồng

Đã từ lâu, cây tre và các loại cây thuộc họ thân đốt như luồng, nứa, trúc, mai, vầu, được người dân sử dụng trong đời sống với nhiều giá trị quan trọng như vật liệu xây dựng, làm đồ nội thất, công cụ lao động, và đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ đang ngày càng có giá trị xuất khẩu cao… Tuy nhiên, trước khi đưa vào sử dụng, để bền hoá sản phẩm thì loại cây này cần phải qua một khâu xử lý mất khá nhiều thời gian là ngâm trong nước hoặc hun khói nhằm tạo ra môi trường để diệt Trứng của các loại mối mọt, loại bỏ bớt Lignin làm tre dẻo hơn; đồng thời Đường bị phân hủy dẫn đến mối mọt trong tự nhiên không tấn công lại nữa.

Tuy nhiên, phương pháp này ngày càng tỏ ra nhiều bất cập do tốn nhiều diện tích xử lý đặc biệt là các chất thải ra từ quá trình ngâm ứ đọng làm tắc ngẽn nguồn nước, và gây ô nhiễm môi trường, tre ngâm xong đem vào sử dụng có mùi nên chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đặc biệt là với các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu.

Xem thêm sản phẩm mành tre ban công che nắng

Xuất phát từ thực tế đó, với mục tiêu không ngừng đổi mới sáng tạo trong Thiết kế sản phẩm, hướng tới sự phát triển bền vững và tạo ra những sản phẩm giá trị thiết thực cho cộng đồng xã hội, Trung tâm Sản Xuất Sạch hơn Việt Nam đã cùng với Công ty Tre Xứ Thanh thuộc địa bàn Huyện Quan Hoá- Thanh Hoá, là tỉnh có tiềm năng lớn với hơn 70.000 ha đất trồng luồng, đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra giải pháp công nghệ mới nhằm xử lý tre luồng hiệu quả bằng phương pháp nồi hơi: luộc và cacbon hóa luồng nguyên cây.

Mô tả bản chất kỹ thuật:

  •  Phương Pháp luộc tre không phải chưa từng được ứng dụng nhưng luộc nguyên cây thì còn là giải pháp mới. Với phương pháp này, hệ thống thiết bị bao gồm: Một lò hơi, cấp hơi cho hệ thống nồi Cacbon hoá, được thiết kế với chiều dài 6m, và một hệ thống sấy luồng sau khi ra khỏi lò.
  • Quy trình thực hiện chỉ mất thời gian từ 2-3h một mẻ 30 cây, theo các bước: Cây luồng sau khi được thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn quy định, sẽ được khoan lỗ, cắt xén với độ dài 6m và đưa vào nồi cácbon hoá. Nồi hơi được cấp với nhiệt độ từ 140 đến 150 0C, Mục đích để loại bớt lignin, và tiêu diệt trứng mối mọt có trong tre. Sau đó tre được các bon hóa để đốt cháy lượng đường còn lại, do đó mối mọt trong tự nhiên sẽ không trở lại tấn công.

Với những rừng cây thân đốt bạt ngạn trải dọc khắp đất nước cùng sự tiến bộ của Khoa học kỹ thuật dẫn đến sự đa dạng hoá các sản phẩm thì việc ứng dụng công nghệ này sẽ đem lại nhiều những lợi ích thiết thực, đối với cộng đồng doanh nghiệp và với toàn xã hội.

Để chống mọt tre trúc cần xử lý như thế nào?

Xử lý tre là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Nếu xử lý tre không đúng cách sẽ làm giảm tuổi thọ của công trình và ảnh hưởng đến độ an toàn khi sử dụng.

Bước 1: Uốn cong tạo hình

Tre trong tự nhiên sẽ hơi cong chứ không thẳng. Vì thế, sau khi thu hoạch tre, người thợ sẽ hơ tre trên lửa để tre đạt được độ thẳng theo nhu cầu sử dụng. Người thợ nên điều chỉnh lửa phù hợp, vì lửa quá lớn sẽ làm thay đổi màu sắc tre hoặc cháy xém trên thân tre.

Bước 2: Luộc tre có hóa chất

Sau khi được tạo hình, tre được đặt vào bồn luộc có nước và hóa chất Borac. Nhiệt độ cao từ phương pháp luộc giúp hóa chất dễ dàng thấm vào thân tre và tiêu diệt các ấu trùng có trong thân cây. Bên cạnh đó, để hóa chất thấm vào tre dễ dàng hơn, người thợ sẽ khoan 1 lỗ nhỏ ở mỗi lóng tre.

Phương pháp này giúp tách đường và tinh bột và khỏi thân cây và để hạn chế mọt về sau.

Thời gian luộc tre tùy thuộc vào số lượng tre. Tuy nhiên, người thợ thường sẽ căn cứ vào màu sắc tre để xác định. Khi màu tre bắt đầu chuyển sang màu nâu là có thể kết thúc quá trình.

So với các phương pháp truyền thống, phương pháp luộc tre bằng hóa chất sẽ tiết kiệm thời gian, diện tích và công sức hơn.

Bước 3: Hong khô hoặc sấy khô

Sau khi luộc, tre sẽ được hong khô hoặc sấy khô để khô ráo, sau đó sẽ được đưa vào sử dụng.

Hong khô: Phơi tre dưới bóng râm để tre khô tự nhiên, tuy nhiên chú ý tránh ánh nắng Mặt Trời trực tiếp. Tre nên được đặt đứng để tiết kiệm diện tích, và hạn chế bị nứt do chồng chất lên nhau. Phương pháp này giúp giữ được màu tự nhiên của tre nhưng sẽ tốn nhiều thời gian.

Sấy khô: Đặt tre vào lò, dùng máy thổi hơi nóng vào để tre khô. Phương pháp này nhanh hơn hong khô, tuy nhiên sẽ không giữ được màu tự nhiên của tre.

Bước 4: Bảo quản

Để tre trong kho, nơi khô ráo và tránh ánh nắng Mặt Trời.

** Lưu ý: Làm sao chống mối cho công trình? **
Giai đoạn xử lý tre chỉ giúp chống mọt và tăng độ bền cho tre. Vì mối xâm nhập từ bên ngoài nên để chống mối, người thợ sẽ dùng vôi hoặc hóa chất phủ lên phần móng của công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *